QUY TRÌNH DƯỠNG LƯƠN BỘT LÊN NUÔI THƯƠNG PHẨM

CÔNG TY AN PHÚ

3.2 Giai đoạn 1: từ ngày 01 đến 15 ngày tuổi

3.2.1 Bố trí

          Lươn bột bắt về được chia đều cho 3 khay 24L, mỗi khay nuôi 10.000 con. Thức ăn trong giai đoạn này là trùn chỉ và cám cá chình, trong quá trình này nước được xả tràn liên tục 24/24 với lượng nước mỗi giờ bằng với thể tích của khay nuôi.

3.2.2 Phương pháp cho ăn

Trùn chỉ: cho lươn bột ăn trùn 3-4 lần/ngày từ ngày 01-10.

Cách xử lý trùn chỉ trước khi cho ăn: ngâm sản phẩm Herbal – S với liều lượng 20gram/m3, ngâm liên tục 2 tiếng sau đó cho xả tràn liên tục đến ngày hôm sau, lặp lại mỗi ngày để trùn luôn được sạch.

Cách kiểm tra trùn đã sạch: Loại trùn này thường co lại thành từng cụm, từng đàn. Người ta sẽ nhìn vào độ gom cụm, gom đàn này mà đánh giá xem trùn có khỏe hay không. Nếu chúng co lại thành từng cụm như quả trứng thì khỏe mạnh, còn nếu cầm lên mà chúng tách nhau trượt theo ngón tay thì trùn yếu và rất dễ chết.

Cám cá chình + trùn chỉ: cho lươn ăn ngày 3 cử ( sáng, trưa, chiều) từ ngày 11 – 15.

Cách trộn: cho 50% cám + 50% trùn chỉ + dưỡng chất, cám trộn sao cho mềm không cầm nắm được do lươn còn nhỏ, cơ hàm còn yếu chưa ăn cứng được.

3.3 Giai đoạn 2 từ ngày 16 - 30

3.3.1 Phân cỡ lươn và bố trí thí nghiệm

          Ngày thứ 16 tiến hành phân cỡ lươn: 3 khay 24L sẽ được phân cỡ bằng lồng có khe hở 1.0 mm, lượng lươn trên lồng sẽ cho vào 5 khay 121L, lươn dưới lồng sẽ cho vào 1 khay 121L còn lại (Lưu ý: trước khi phân cỡ nên cắt ăn 1 cử của ngày trước, ngày hôm sau tiến hành phân cỡ, không cho ăn).

 

3.3.2 Phương pháp cho ăn

          Thức ăn cho lươn trên lồng 1.0 mm: cám cá chình 50% protein + dưỡng chất, mỗi ngày ăn 3 cử (sáng: 7h00, trưa: 12h00, chiều: 17h00). Cám cá chình được pha với nước với tỷ lệ 1:2 (1 thức ăn: 2 nước) sao cho cám có độ mềm, khó cầm nắm.

   Thức ăn cho lươn dưới lồng 1.0 mm:  50% cám + 50% trùn chỉ + dưỡng chất

mỗi ngày ăn 3 cử (sáng: 7h00, trưa: 12h00, chiều: 17h00).

3.4 Giai đoạn 3 từ ngày 31 - 45

3.4.1 Phân cỡ lươn và bố trí thí nghiệm

          Ngày thứ 31 tiến hành phân cỡ và bố trí lươn như sau:

          1 khay 121L nuôi lươn dưới lồng 1.0 mm sẽ được tiến hành phân cỡ qua lồng có khe hở 1.0 và 1.6 mm. Lươn trên lồng 1.0 mm  và dưới lồng 1.6 mm sẽ được chia đều cho 5 khay 121L, lươn dưới lồng 1.0mm sẽ cho vào 3 khay 24L, lươn trên lồng 1.6 mm sẽ cho vào 1 khay 121L.

          5 khay 121L nuôi lươn trên lồng 1.0 mm sẽ được tiến hành phân cỡ qua lồng có khe hở 1.6 mm. Lươn trên lồng 1.6 mm sẽ được cho vào 1 khay 121L, lươn dưới lồng 1.6mm sẽ chia đều cho 5 khay 121L.

3.4.2 Phương pháp cho ăn

          Thức ăn: cám cá chình 50% protein + dưỡng chất, mỗi ngày ăn 3 cử (sáng: 7h00, trưa: 12h00, chiều: 17h00).

          Cám cá chình được pha với nước với tỷ lệ 1:2 (1 thức ăn: 2 nước) sao cho cám có độ mềm, cầm nắm được dành cho lươn dưới lồng 1.6mm, lươn trên lồng 1.6 mm được pha với nước với tỷ lệ 1:1.5 (1 thức ăn: 1.5 nước).

3.5 Giai đoạn 4 từ ngày 46 - 60

3.5.1 Phân cỡ lươn và bố trí thí nghiệm

          Ngày thứ 46 tiến hành phân cỡ và bố trí lươn như sau:

          3 khay 24L được nuôi từ lươn dưới lồng 1.0 mm sẽ được tiến hành phân cỡ qua lồng có khe hở 1.2 và 1.6 mm. Lươn dưới lồng 1.2 mm sẽ được loại bỏ (vì đây là lươn đẹt, xuất bán giống sẽ chậm lớn), lươn từ 1.2-1.6 mm sẽ được chia đều cho 3 khay 24L. Lươn trên lồng 1.6 mm sẽ được chia đều cho 5 khay 121L

          5 khay 121L nuôi lươn trên 1.0 mm và dưới  1.6mm sẽ được tiến hành phân cỡ qua lồng có khe hở 1.6 và 2.2 mm. Lươn dưới lồng 1.6 mm sẽ được chia đều cho  3 khay 24L, lươn trên 1.6 mm  và dưới 2.2 mm sẽ được chia đều cho 5 khay 121L, lươn trên lồng 2.2mm sẽ cho vào 1 khay 121L

1 khay 121L nuôi lươn trên  lồng 1.6 mm sẽ được tiến hành phân cỡ qua lồng có khe hở 2.2 mm. Lươn trên lồng 2.2 mm sẽ được cho vào 1 khay 121L, lươn dưới lồng 2.2 mm sẽ chia đều cho 5 khay 121L.

3.5.2 Phương pháp cho ăn

          Thức ăn: cám cá chình 50% protein + dưỡng chất, mỗi ngày ăn 3 cử (sáng: 7h00, trưa: 12h00, chiều: 17h00).

          Cám cá chình được pha với nước với tỷ lệ 1:2 (1 thức ăn: 2 nước) sao cho cám có độ mềm, cầm nắm được dành cho lươn dưới lồng 1.6mm, lươn trên lồng 1.6 mm được pha với nước với tỷ lệ 1:1.5 (1 thức ăn: 1.5 nước). Lươn trên lồng 2.2 mm được pha nước với tỷ lệ 1:1 (1 thức ăn: 1 nước).

3.6 Giai đoạn xuất bán - ngày 60

          Ngày thứ 60 tiến hành phân cỡ  lươn để xuất bán như sau:

  • 3 khay 24L được nuôi từ lươn trên lồng 1.2 mm và dưới lồng 1.6 sẽ được tiến hành phân cỡ qua lồng có khe hở 1.8 mm. Lươn dưới lồng 1.8 mm sẽ được cho vào 1 khay 24L, lươn trên lồng 1.8 mm sẽ được cho vào 2 khay 24L.
  • 5 khay 121L nuôi lươn trên lồng 1.6 mm và dưới 2.2 mm sẽ được tiến hành phân cỡ qua lồng có khe hở 2.3 và 2.8 mm. Lươn dưới lồng 2.3 mm sẽ được chia đều cho  2 khay 24L ( chung với khay chứa lươn trên lồng 1.8 mm), lươn trên 2.3 mm  và dưới 2.8 mm sẽ được chia đều cho 5 khay 121L, lươn trên lồng 2.8mm sẽ cho vào 1 khay 121L
  • 1 khay 121L nuôi lươn trên  lồng 2.2 mm sẽ được tiến hành phân cỡ qua lồng có khe hở 2.8 mm. Lươn trên lồng 2.8 mm sẽ được cho vào 1 khay 121L, lươn dưới lồng 2.8 mm sẽ chia đều cho 5 khay 121L.
  1. 3.7 Chăm sóc và quản lí

    3.7.1 Chăm sóc

    Lươn nhập về từ ngày 01 – 10 chỉ ăn trùn chỉ là chính nên việc bổ sung dinh dưỡng vào thức ăn rất khó, nhưng sau giai đoạn ăn trùn chỉ thì có thể can thiệp các dưỡng chất vào thức ăn để đảm bảo được tốc độ lớn cũng như sức đề kháng tốt, việc cho ăn hàng ngày được thực hiện theo Bảng 3.8.

    Bảng 3.8: Phương pháp sử dụng các chất bổ sung trong quá trình cho ăn

    Ngày

    Tên sản phẩm

    Liều lượng

    Tên sản phẩm

    Liều lượng

    Thứ 2

    Đông trùng hạ thảo

    5ml/kg thức ăn

    B900

    3ml/kg thức ăn

    Thứ 3

    Đông trùng hạ thảo

    5ml/kg thức ăn

    B900

    3ml/kg thức ăn

    Thứ 4

    Heathlife

    2g/kg thức ăn

    Men Lactyl

    5g/kg thức ăn

    Thứ 5

    Heathlife

    2g/kg thức ăn

    Men Lactyl

    5g/kg thức ăn

    Thứ 6

    Đông trùng hạ thảo

    5ml/kg thức ăn

    B900

    3ml/kg thức ăn

    Thứ 7

    Đông trùng hạ thảo

    5ml/kg thức ăn

    B900

    3ml/kg thức ăn

    Chủ nhật

    Acid hữu cơ

    3ml/kg thức ăn

     

     

    Song song với việc bổ sung các chất dinh dưỡng và men vi sinh nhằm tăng cường sức khỏe cho lươn còn định kỳ sát khuẩn môi trường ương nuôi tạo môi trường sạch sẽ cho lươn phát triển tốt. Phương pháp sử dụng định kỳ chất sát khuẩn được thể hiện qua Bảng 3.9.

    Bảng 3.9: Phương pháp sử dụng định kỳ các chất sát khuẩn trong quá trình ương lươn

    Ngày

                            

     

                    Thời gian

                      ngâm thuốc

    Nồng độ thuốc/thể tích nước nuôi

    01

    04

    07

    10

    13

    16

    19

    22

    25

    28

    Clean 99

    60 phút

    ml/ 100lit

    2

     

     

    2

     

     

    2

     

     

    2

    F5

    240 phút

    ml/ 100lit

     

    6

     

     

    6

     

     

    6

     

     

    Sapol

    60 phút

    ml/ 100lit

     

     

    1

     

     

    1

     

     

    1

     

     

    3.7.2 Quản lý

              Vệ sinh hệ thống ương nuôi: vệ sinh khay ương mỗi khi thay nước, tránh ô nhiễm môi trường nước bởi thức ăn dư thừa và chất thải vật nuôi. Định kỳ mỗi tuần 1 lần tạt Chlorin dưới máng thoát nước và sàn đi.

              Vệ sinh dụng cụ: các dụng cụ trong quá trình nghiên cứu đều được xử lí bằng Chlorine trước và sau khi dùng nhằm hạn chế sự phát sinh lây lan mầm bệnh.

              Kiểm tra: thường xuyên kiểm tra hệ thống sục khí đảm bảo cung cấp đầy đủ oxy, kiểm tra số lượng lươn chết hằng ngày và biểu hiện của lươn để kịp thời xử lí.

              Thay nước: khi thay nước lươn sẽ được lấy ra toàn bộ trong khay, nhằm để vệ sinh sạch sẽ khay ương, mực nước nuôi cao từ 5-7cm, cách thay nước cụ thể như sau:

    - Buổi sáng: trước khi cho lươn ăn cần thay nước, sau khi thay được 15 phút thì có thể tiến hành cho lươn ăn. Sau khi lươn ăn xong 30 phút thì tiến hành thay nước 100%, sau đó cho lươn vào lại khay và cho nước chảy tràn (lấy lươn ra hết sau đó vệ sinh khay ương, giá thể nuôi do vừa ăn xong thức ăn sẽ bám vào khay và giá thể rất nhiều)

    - Buổi trưa và chiều: trước khi cho ăn cần rút ống để nước rút khỏi 100% sau đó cấp nước mới lại. Sau 15 phút sẽ cho lươn ăn, tương tự như buổi sáng.

Các tin khác

Thời khóa biểu cho lươn ăn hàng ngày

Thời khóa biểu cho lươn ăn hàng ngày

Bài viết giúp hướng dẫn cụ thể lịch cho lươn ăn mỗi ngày, lịch phòng bệnh. Ngoài ra còn hướng dẫn thêm cách điều trị một số bệnh thường gặp trên lươn

Chi tiết
Kỹ Thuật xây hồ nuôi lươn thương phẩm cải tiến

Kỹ Thuật xây hồ nuôi lươn thương phẩm cải tiến

Hướng dẫn cách làm hồ kiểu mới giúp tiết kiệm chi phí xây dựng, cải tiến các vấn đề vướng mắc của hồ truyền thống, đặc biệt là độ bền lâu dài

Chi tiết
Quy trình nuôi lươn thương phẩm

Quy trình nuôi lươn thương phẩm

QUY TRÌNH NUÔI LƯƠN THƯƠNG PHẨM - Men vi sinh đặc biệt, cung cấp các lợi khuẩn giúp đường ruột lươn khỏe, tiêu hóa tốt thức ăn, chuyển hóa đạm khó tiêu sang đạm dễ tiêu, cung cấp năng lượng cho lươn

Chi tiết
Phòng bệnh ký sinh đường ruột

Phòng bệnh ký sinh đường ruột

Lươn sống trong môi trường nước và ăn thức ăn trong nước nên không tránh khỏi các ký sinh trùng lọt vào đường ruột. giống như giun đũa ở người, nó sẽ tranh giành thức ăn với lươn.

Chi tiết
Bệnh xuất huyết trên lươn

Bệnh xuất huyết trên lươn

Lươn bị bệnh có hiện tượng tụ máu, tấy đỏ trên vùng thân, đặc biệt là vùng bụng.

Chi tiết
Bệnh thối đuôi

Bệnh thối đuôi

Ta quan sát thấy những chú lươn có đuôi bị sây sát, dập nát, tụ huyết, nhiễm trùng nặng.Có con tuột cả thịt để lòi ra xương sống. Đó là bệnh nát đuôi.

Chi tiết
Bệnh sốt nóng ở lươn

Bệnh sốt nóng ở lươn

Nó bị bệnh là do sốc với môi trường. Khi môi trường quá bẩn, lươn sẽ bị mất cân bằng về sinh lý, cơ thể tiết ra quá nhiều dịch nhầy.

Chi tiết
Quy trình nuôi lươn bột lên hương

Quy trình nuôi lươn bột lên hương

1. Lươn Bột: - Thức ăn: sử dụng 100% bằng thức ăn dạng bột mà bên chúng tôi cung cấp, hiện tại chúng tôi cung cấp 2 dòng sản phẩm có cùng một công ty sản xuất (Thiên Mã), thức ăn này có ưu điểm là nó rất lâu tan trong nước, pha trộn với nước thức ăn có dạng bột, độ kết dính cực kì cao.

Chi tiết
Bệnh nổ ổ bụng và cách phòng trị

Bệnh nổ ổ bụng và cách phòng trị

Dấu hiệu nhận biết: Khi cho thức ăn, nếu thấy hiện tượng lươn ăn kém, lươn bò rải rác trong bể mà không nằm trú ẩn trong giá thể (sợi ni-lon, khung) là dấu hiệu cho biết lươn nuôi có triệu chứng bệnh.

Chi tiết
Kỹ thuật xử lý nước nuôi lươn

Kỹ thuật xử lý nước nuôi lươn

Trước khi tiến hành nuôi lươn, chúng ta phải chuẩn bị nguồn nước, có thể nuôi lươn bằng nước máy hoặc nước giếng khoan nhưng nguồn nước sử dụng phải không bị ô nhiễm, không chứa chất thải công nông nghiệp, hóa chất và kim loại nặng. Chỉ tiêu: Độ mặn dưới 5 phần ngàn, NH3 – NH4 dưới 3mg/lít, PH từ 6.5-8,...

Chi tiết
Giỏ hàng
icon zalo
Hotline tư vấn miễn phí: 0914.292.736