Bài viết hướng dẫn kỹ thuật làm hồ bê tông kiểu mới thay gì lót gạch men như hồ truyền thống thì thay vào đó sẽ sơn hồ bằng chất liệu sơn hồ cá koi giúp giảm chi phí xây dựng đáng kể ( các bạn thử nghĩ xem nếu các bạn dán gạch thì 1m2 gạch tối thiểu cũng 90k/m2 nhưng pải cắt bỏ những phần dư thừa nên tính ra chi phí cho hồ sẽ tăng lên, bên cạnh đó chi phí công sơn so với chi phí thuê nhân công dán gạch chênh lệch rất lớn)
Nhược điểm của hồ xi măng cũ:
- Chi phí nhân công cao hơn hồ sơn ở công đoạn dán gạch
- Nuôi lâu ngày (3-4 vụ) sẽ xảy ra tình trạng ngấm khuẩn dưới nền gạch (các bạn cại gạch lên sẽ thấy tình trạng xình đen dưới đó, rất nguy hiểm để nuôi)
- phải xử lý xi măng trước khi thả lươn thật kỹ
Ưu điểm của hồ Sơn
- Chi phí sơn rẻ hơn dán gạch
- Có thể thả lươn ngay sau khi 24 tiếng ( khi sơn khô hoàn toàn)
- Nuôi nhiều vụ vẫn không bị ngấm khuẩn
Cách xây dựng hồ lươn cải tiến
- Phần xây cơ bản vẫn như hồ truyền thống ( có nền bằng bê tông, xung quanh xây gạch và được tô láng hoàn toàn
- Phần đáy hồ cải tiến: Thay gì là hồ phẳng nghiêng hướng nước thoát về một góc thì với hồ cài tiếng nước sẽ gom về giữa hồ, tại đây sẽ thiết kế một rãnh có chiều dài chiếm 2/3 chiều dài hồ, có chiều rộng 20-30cm được đặt vĩ theo từng kích cỡ lươn, dưới rãnh sẽ được đặt ống thoát ra ngoài, bên ngoài ống thoát đặt co để giữ nước với chiều cao ống bên ngoài theo từng giai đoan phát triển của lươn)
Trong ảnh là hồ được làm bằng alu dán lên bê tông
Bước tiếp theo là sau khi hồ được tô láng hoàn toàn sẽ tiến hành sơn
Sơn được dùng là sơn gố epoxy ( sơn hai thành phần), cách sơn như thế nào chút nữa mình sẽ để ở phần cuối bài. Tùy vào sở thích hoặc nhu cầu mà có thể chọn màu sơn theo từng người nhưng thường với hồ nuôi lươn thì theo mình nên chọn màu vàng sẽ phù hợp nhất. Sơn sau khi khô (sau 24 tiếng) sẽ rất bóng và bề mặt nhẵn, các bạn có thể cho lươn vào nuôi trực tiếp mà không cần ngâm hay bất kì một thủ thuật nào khác vì sơn đạt chuẩn để trữ nước sinh hoạt nên các bạn yên tâm nuôi.
Về loại sơn nào là phù hợp thì trên thị trường có rất nhiều dòng sơn nhưng quan trọng sơn là gốc epoxy, thường các bạn tìm đến các loại sơn cho hồ cá koi là được vì chuẩn nuôi cá koi rất cao nên sơn để nuôi lươn là chuyện rất an toàn. Mình tìm hiểu trên thị trường sơn được người dùng nhiều cá koi là sơn Rainbow, các bạn có thể tham khảo.
Kỹ thuật sơn đúng cách để nuôi lươn:
Bước 1: Tạo nhám sàn bê tông, vệ sinh sạch sẽ, nếu nền cũ thì phải mài sơn cũ ra.
Bước 2: Xử lý bề mặt bằng epoxy putty ( bột trét epoxy), trám lỗ, miếng vỡ của bê tông
Bước 3: Sơn 01 lót sơn epoxy lên bề mặt bê tông đã xử lý, tạo độ bám dính và kết nối bê tông với lớp sơn kế tiếp
Bước 4: Thi công lớp sơn epoxy trung gian, giai đoạn này có thể dùng sơn phủ lăn lên hoặc nền xấu thì dùng sơn epoxy tự san phẳng hoặc vữa epoxy mastic, nếu dùng hệ tự san phẳng thì dùng cát thạch anh trọn vữa hoặc sơn epoxy để tạo cứng bề mặt
Bước 5: Xả nhám, vệ sinh, rồi tìm xem chổ nào còn bị rổ thì xử lý tiếp
Bước 6: Thi công lớp sơn phủ epoxy thứ hai, đảm bảo về mặt phải bóng láng và sạch sẽ trước khi sơn phủ hoàn thiện.
Bước 7: Kiểm tra, nghiệm thu công trình và bàn giao
Các tin khác
Thời khóa biểu cho lươn ăn hàng ngày
Bài viết giúp hướng dẫn cụ thể lịch cho lươn ăn mỗi ngày, lịch phòng bệnh. Ngoài ra còn hướng dẫn thêm cách điều trị một số bệnh thường gặp trên lươn
Chi tiếtQuy trình ươm lươn bột lên lươn hương
Quy trình này giúp những hộ mới bắt đầu làm lươn giống lấy trứng từ hồ nuôi bố mẹ hoặc những hộ nhập lươn bột về ươm lên lươn hương.
Chi tiếtQuy trình nuôi lươn thương phẩm
QUY TRÌNH NUÔI LƯƠN THƯƠNG PHẨM - Men vi sinh đặc biệt, cung cấp các lợi khuẩn giúp đường ruột lươn khỏe, tiêu hóa tốt thức ăn, chuyển hóa đạm khó tiêu sang đạm dễ tiêu, cung cấp năng lượng cho lươn
Chi tiếtPhòng bệnh ký sinh đường ruột
Lươn sống trong môi trường nước và ăn thức ăn trong nước nên không tránh khỏi các ký sinh trùng lọt vào đường ruột. giống như giun đũa ở người, nó sẽ tranh giành thức ăn với lươn.
Chi tiếtBệnh xuất huyết trên lươn
Lươn bị bệnh có hiện tượng tụ máu, tấy đỏ trên vùng thân, đặc biệt là vùng bụng.
Chi tiếtBệnh thối đuôi
Ta quan sát thấy những chú lươn có đuôi bị sây sát, dập nát, tụ huyết, nhiễm trùng nặng.Có con tuột cả thịt để lòi ra xương sống. Đó là bệnh nát đuôi.
Chi tiếtBệnh sốt nóng ở lươn
Nó bị bệnh là do sốc với môi trường. Khi môi trường quá bẩn, lươn sẽ bị mất cân bằng về sinh lý, cơ thể tiết ra quá nhiều dịch nhầy.
Chi tiếtQuy trình nuôi lươn bột lên hương
1. Lươn Bột: - Thức ăn: sử dụng 100% bằng thức ăn dạng bột mà bên chúng tôi cung cấp, hiện tại chúng tôi cung cấp 2 dòng sản phẩm có cùng một công ty sản xuất (Thiên Mã), thức ăn này có ưu điểm là nó rất lâu tan trong nước, pha trộn với nước thức ăn có dạng bột, độ kết dính cực kì cao.
Chi tiếtBệnh nổ ổ bụng và cách phòng trị
Dấu hiệu nhận biết: Khi cho thức ăn, nếu thấy hiện tượng lươn ăn kém, lươn bò rải rác trong bể mà không nằm trú ẩn trong giá thể (sợi ni-lon, khung) là dấu hiệu cho biết lươn nuôi có triệu chứng bệnh.
Chi tiếtKỹ thuật xử lý nước nuôi lươn
Trước khi tiến hành nuôi lươn, chúng ta phải chuẩn bị nguồn nước, có thể nuôi lươn bằng nước máy hoặc nước giếng khoan nhưng nguồn nước sử dụng phải không bị ô nhiễm, không chứa chất thải công nông nghiệp, hóa chất và kim loại nặng. Chỉ tiêu: Độ mặn dưới 5 phần ngàn, NH3 – NH4 dưới 3mg/lít, PH từ 6.5-8,...
Chi tiết